Toàn tập về kem chống nắng vật lý và hóa học

Kem chống nắng là vũ khí không thể thiếu đối với mỗi chị em phụ nữ và cả đàn ông trong việc bảo vệ làn da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Vậy loại kem chống nắng bạn đang dùng là kem chống nắng vật lý hay hóa học, ưu nhược điểm của từng loại như thế nào. Hãy cùng Đánh Giá Đúng tìm hiểu kĩ hơn về kem chống nắng vật lý và hóa học trong bài viết này nhé!

1. Tia UV là gì? Thành phần tia UV

Tia UV chính là tác nhân chính khiến da bị đen sạm, đây cũng chính là nguyên do chúng ta phải bôi kem chống nắng. Kem chống nắng vật lý và hóa học sẽ có các cách khác nhau để bảo vệ da bạn khỏi tia UV.

Tác dụng của kem chống nắng
Tác dụng của kem chống nắng

1.1. Tia UVA ( Ultraviolet A ): Tia tử ngoại bước sóng A

UVA là loại tia ánh sáng mặt trời có bước sóng từ 400-315nm. Thời gian hoạt động của tia UVA như sau:

  • Từ trước 10h sáng – sau 2h chiều chiếm khoảng 99% lượng tia cực tím chiếu xuống mặt đất.
  • Từ khoảng 10h – 2h chiều chiếm 95%.

Một điều đáng lưu ý là tia UVB có thể bị ngăn bởi sương mù, mây, kính hoặc cửa sổ nhưng tia UVA thì không. Vì vậy dù là ngày râm mát hay ở trong phòng, chúng ta vẫn chịu tác hại của tia UVA. Nếu không phòng chống các tia UVA đúng cách, các bạn hoàn toàn có thể bị các tia tử ngoại tấn công.

1.2. Tia UVB ( Ultraviolet B ): Tia tử ngoại bước sóng B

Là các ánh sáng mặt trời có bước sóng trung, chỉ tác động lên lớp biểu bì da

Các tia này có nhiệt độ cao gây ra hiện tượng cháy nắng, làm đỏ da, bỏng da, kích ứng da, làm mất nước và giảm khả năng miễn dịch của da

Tia UVA sẽ phá huỷ các mô liên kết, phá huỷ sự săn chắc và đàn hồi , là nguyên nhân gây đen da và lão hoá da (nám, nhăn da, chảy xệ…). Dễ tích tụ và gây ra một số bệnh ung thư nguy hiểm nếu da bạn không được bảo vệ đúng cách.

Các loại tia UVA UVB và UVC
Các loại tia UVA UVB và UVC

1.3. Tia UVC (Ultraviolet C): Tia tử ngoại bước sóng C

Là các ánh sáng mặt trời có bước sóng ngắn, cực kì nguy hiểm, là nguyên nhân chính gây ung thư da.

Tia UVC thường sẽ bị tầng Ozon hấp thụ hoàn toàn nhưng đối với việc ô nhiễm môi trường khiến tầng Ozon bị thủng như hiện nay thì chúng ta phải cực kì cẩn trọng với tia UVC. Tuy nhiên, các sản phẩm kem chống nắng vật lý và hóa học hiện nay chưa thể bảo vệ chúng ta khỏi tia UVC.

2. Chỉ sống chống nắng SPF và PA

2.1. Chỉ số SPF

SPF (Sun Protection Factor) là chỉ số thể hiện khả năng chống nắng, bảo vệ làn da chống lại tia UVB (Loại tia gây ra cháy nắng và ung thư da) trong thời gian nhất định.

Chỉ số SPF có trong kem chống nắng thấp nhất là 15 và cao nhất là 100. Theo định mức quốc tế, 1 SPF có khả năng bảo vệ da và hạ chế tác hại của tia UV trong khoảng 10 phút. Có nghĩa là 1 kem chống nắng có chỉ số SPF là 15 sẽ hoạt động hiệu quả trong 150 phút, còn SPF 50 là 500 phút.

Tuy nhiên trên đây chỉ là con số tương đối vì thế hiệu quả thực tế của kem chống nắng vẫn có sự chênh lệch do nhiều yếu tố khác nhau như môi trường, chất sản phẩm,…

Chỉ số SPF càng cao, thời gian chống nắng càng lâu và hiệu quả chống UVB càng tăng.

  • SPF 15 chống được 93% tia UVB
  • SPF 30 chống được 97% tia UVB
  • SPF 50 chống được 98% tia UVB
Ý nghĩa của chỉ số SPF
Ý nghĩa của chỉ số SPF

2.2. Chỉ số PA

PA (Protection Grade of UVA) là kí hiệu chỉ số đo lường khả năng lọc tia UVA của kem chống nắng cho da do Hiệp hội Mỹ phẩm Nhật Bản công bố. PA được quy đổi từ PFA (Protection Factor of UVA, hay còn gọi là UVAPF).

PFA được tính dựa trên MPPD (Minimal Persistent pigment darkening dose) – liều lượng UVA tối thiểu để tạo ra rám da trong vòng 2-4h sau khi phơi nắng.

Tuy nhiên, hiện tại các sản phẩm kem chống nắng đều cung cấp chỉ số lọc tia UVA khá lâu trên da, thông thường khoảng 4 – 8 giờ (PA++), 8 – 12h (PA+++), hoặc hơn 16 giờ đồng hồ (PA++++).

Trên bao bì của kem chống nắng, chỉ số PA còn được thể hiện kèm theo các dấu “+”. Theo đó, ngành mỹ phẩm Nhật Bản chia PA thành các mức độ: 

  • PA+: có khả năng chống tia UVA, ở mức 40 – 50%
  • PA++: chống UVA tương đối tốt, ở mức 60 – 70%
  • PA+++: chống tia UVA tốt, lên đến 90%
  • PA++++: chống tia UVA rất tốt, lên đến hơn 95%
Ý nghĩa chỉ số PA
Ý nghĩa chỉ số PA

2.3. Chỉ số chống nắng bao nhiêu là phù hợp

Bạn nên cân nhắc khi chọn kem chống nắng cho chỉ số SPF cao: Các loại kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF cao thường tập trung vào việc chống UVB+ hơn là UVA, cùng với đó thời gian chống nắng của kem chống nắng SPF trên 60 cũng không cao hơn loại SPF 50 là bao. Song song đó, khi độ SPF càng lớn, lúc apply trên da kem sẽ lưu lại lâu hơn, dễ gây bít lỗ chân lông và làm da bị tổn thương, từ đó nhanh chóng xuất hiện các dấu hiệu lão hóa.

Các chuyên gia da liễu khuyên bạn nên dùng các loại kem chống nắng có chỉ số từ SPF 30 đến SPF 60. Những sản phẩm có chỉ số chống nắng SPF nhỏ hơn 30 sẽ chỉ làm tiêu hao túi tiền của bạn và mang lại hiệu quả không như mong đợi. Các chỉ số SPF rất cao (60 – 100) chỉ nên sử dụng ở những vùng da đặc biệt như đang điều trị nám hay dị ứng ánh nắng.

Tuy nhiên, vẫn có một lưu ý nhỏ, nếu tình trạng da của bạn đang là mụn viêm sưng, thì lời khuyên là bạn chỉ nên dùng kem chống nắng với chỉ số SPF từ 15 – 30 để tránh cách kích ứng không mong muốn nhé.

3. So sánh kem chống nắng vật lý và hóa học

Vật lýHóa Học
Cách hoạt độngBảo vệ da bằng cách tạo một lớp màng chắn trên bề mặt da rồi khuếch tán và phản xạ lại tia UV khi chúng chiếu vào daBảo vệ da bằng cách hấp thụ các tia UV, xử lý và phân hủy chúng trước khi chúng kịp làm hại da
Tên gọiSunblock, Sunscreen (Inorganic)Sunscreen (Organic)
Thành phần chống nắng– Titanium Dioxide (TiO2)
– Zinc oxide
– Avobenzone
– Octinoxate 
– Oxybenzone
– Octisalate
– Benzophenone 
– Methyl anthranilate.
– Mexoryl SX and XL
Độ bền với ánh sángBềnHầu hết là bền nhưng thành phần Avobenzone thì không được bền nếu không kết hợp với các thành phần chống nắng khác
Khả năng gây kích ứngTitanium dioxide sẽ là vấn đề đối với những người có da bị kích ứng khi sử dụng sản phẩm trang điểm có chứa khoáng chất.
Người bị kích ứng khi dùng kem chống nắng vật lý thì titanium dioxide chính là thủ phạm còn zinc oxide rất an toàn kể cả da nhạy cảm
Thành phần chống nắng hóa học thường dễ gây kích ứng cho da. Trừ 2 thành phần là Oxybenzone và Mexoryl là 2 thành phần an toàn đã được chứng nhận.
Dễ gây khó chịu cho mắt và làm chảy nước mắt
1 vài chất có biểu hiện gây dị ứng
Khả năng bảo vệTitanium dioxide bảo vệ da khỏi UVB nhưng không bảo vệ da hoàn toàn khỏi UVA
Zinc dioxide thì bảo vệ hoàn toàn da khỏi tác động của UVA và UVB
Khả năng bảo vệ được kích hoạt ngay khi bôi lên da
Các họat chất chống nắng có độ che phủ bảo vệ cao hơn so với kem chống nắng vật lý nhưng khoảng bảo vệ phụ thuộc vào độ active và độ ổn định của thành phần chống nắng.
Đợi khoảng 20 phút sau khi bôi lên da thì kem chống nắng mới có tác dụng
Kết cấuĐặc, màu đục, hơi khó tán.
Thường để lại vệt trắng
Dễ bong ra khi chà sát
Không màu, không mùi, lỏng
Có thể dùng làm kem lót trang điểm
Độ an toànKhá an toàn
Không tạo nên các chất oxy hóa gây tổn hại tế bào
Tuy nhiên tác dụng của titanium dioxide vẫn còn gây tranh cãi
Nhìn chung là an toàn nhưng phải tránh 1 số thành phần có thể tạo nên chất oxy hóa gây tổn thương, kích ứng và lão hóa da
Phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học
Phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học

4. Ưu nhược điểm của kem chống nắng vật lý và hóa học

4.1. Kem chống nắng vật lý

Ưu điểm: Kem chống nắng vật lý giúp bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB, giữ được lâu và ít gây kích ứng da. Đặc biệt là phù hợp với những người bị đỏ da hay da mụn.

Khuyết điểm: Kem thường tạo vệt trắng trên bề mặt da, gây cảm giác bí bách, bóng nhờn, dễ trôi tuột và phải bôi lại thường xuyên.

4.2. Kem chống nắng hóa học

Ưu điểm: Kem có kết cấu lỏng, mỏng nhẹ, thấm vào da không tạo vệt trắng trên da, bảo vệ da tốt hơn trước ánh nắng mặt trời.

Khuyết điểm: So với kem chống nắng vật lý, thì kem chống nắng hóa học dễ gây kích ứng, ngứa ngáy. Những người da dầu sử dụng kem chống nắng hóa học có thể lên nhiều mụn hơn. Kem không giữ được lâu, và phải chờ tầm 15 – 20 phút đợi kem ngấm và sau 2 tiếng bạn phải bôi trở lại.

5. Một số lưu ý khi sử dụng kem chống nắng

  • Thoa kem chống nắng mỗi ngày, thậm chí khi làm việc trong văn phòng, khi trời mưa, khi trời mát vì tia UV vẫn có thể chiếu xuyên mây, cửa kính, lớp vải quần áo. 
  • Thoa kem chống nắng mỗi ngày đặc biệt sau khi tẩy tế bào chết cho da, wax lông hay dùng các sản phẩm dưỡng da có chứa AHA, BHA, retinoids, sản phẩm dưỡng trắng hoặc đang dùng thuốc kháng sinh. Các sản phẩm trên đều làm cho da trở nên nhạy cảm với ánh nắng hơn.
  • Kem chống nắng không thể được loại bỏ bằng nước hay sữa rửa mặt nên được được làm sạch bằng các loại tẩy trang chứa dầu như kem tẩy trang, dầu tẩy trang, sữa tẩy trang. Tẩy trang kem chống nắng trước khi đi ngủ nếu không muốn lỗ chân lông bị bít tắc hay da bị dị ứng.
  • Thoa kem chống nắng lên cả vùng cổ chứ không chỉ vùng mặt, vì vùng cổ, vùng tai vì đây là vùng da mỏng, dễ bị cháy nắng và dễ bị lộ rõ dấu hiệu lão hóa nhất 
  • Chúng ta nên dùng kem chống nắng có chỉ số chống nắng phù hợp với da và môi trường sử dụng
    – Chọn loại có chỉ số cao dành cho những người có da trắng, da đẹp sẵn, da mỏng, hoạt động ngoài trời trong thời gian dài.
    – Nếu không tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời mà dùng chỉ số cao thì làm da dễ bị kích ứng, da bị khô

6. Kết luận

Từ đó, đưa ra kết luận không có kem chống nắng nào thực sự tốt cả, cả kem chống nắng vật lý và hóa học đều tốt ngang nhau. Tùy thuộc vào đặc tính của da mỗi người mà mỗi người sẽ có cách chọn cho mình kem chống nắng vật lý và hóa học phù hợp.

5/5 - (1 bình chọn)

Leave a Reply